Chào mọi người, hẳn là chờ cũng lâu lâu từ Part 1 rồi nhỉ. Mình hơi om 1 chút để thực sự lên 1 series cho ra hồn nên hnay mới lại lên sóng đc đây.
Nếu như trong phần 1, mình đã kể ra rất chi tiết và cặn kẽ cách mình bố trí thời gian học và luyện thi IELTS như thế nào, thì trong bài viết hôm nay (hứa hẹn sẽ vẫn cặn kẽ thôi ạ), mình sẽ chia sẻ cách mình học từ (1 trong những thứ khó khăn nhất của bất kì ai và bất kì kì thi nào), và cách mình branstorm ý tưởng.
- A. Vocabulary
Mình lười lười cực kì lười học vocab. Có 1 khái niệm từa tựa như là “safe zone” hay gì đó ám chỉ việc bạn đã dùng tiếng Anh (giao tiếp cơ bản) đc tương đối và bạn hài lòng với vốn từ bạn có. Điều này tốt, vì nhthe tức là bạn đã có thể đạt độ 5 6 điểm chẳng hạn, và quan trọng là đi ra 1 nơi toàn Tây thì vẫn có thể ngon lành giao tiếp mua bán, thậm chí cao hơn là có khả năng discuss vấn đề đc J. Tuy nhiên, nó lại là 1 con dao 2 lưỡi khó lường nhất, vì nó sẽ đóng vai trò 1 lực cản nặng về vô cùng cho việc bạn có muốn tăng cường vốn từ của bạn ( đặc biệt là các từ theo kiểu scholar hay advanced gì đó J). Chẳng hạn như mình, hoặc gần hơn mình gặp nhiều là các sinh viên của mình. Chúng ta là những con dân của ban D thần thánh, làm đề ĐH tính bằng trăm nghìn đề, nhưg tin ko, toàn là những từ quen thuộc, thậm chí còn chẳng đc xếp vào hàng essential words của IELTS chứ đừng nói là Advanced. Xem phim ư? Ok, nhưng mình thề là mọi người thường phỏng đoán nhiều hơn là tra cứu nghiền ngẫm (vì tra xong thì phim qua xừ mất rồi). Việc hài lòng với bản thân, dù trên bất kì phương diện nào, cũng đều thật là nguy hiểm đấy ạ.
Mình chỉ thực sự ngộ ra điều này sau khi mình đã trải qua 1 kì thi IELTS và chuẩn bị giáo án để đi dạy pre-IELTS. Làm gì có ai gửi gắm sự học cho 1 giáo viên thi theo bản năng, dù giáo viên đó có điểm cao đến đâu? Nên là mình hạ quyết tâm gò mình vào 1 khuôn khổ.
Sau 1 hồi search tùm lum tào lao, đọc trên đủ các trang, thì mình đã mang về:
- Bộ “Cambridge Vocabulary in use” – 2 cuốn đầu khá đơn giản so với mình nên mình chỉ đọc lướt, còn cuốn cuối khá khó nên mình khuyên ai target trên 7 thì nên chú ý nhé.
- Cuốn Vocab for Ielts của Culin – ko biết viết có đúng ko, nhưng cứ ra hiệu sách (Trang 40B Bà Triệu) hỏi là có đấy ạ.
- Ngoài ra thì mình còn xem xem trong cái list của Barrons tên là Essential words for the IELTS (google là có ạ)
- English collocations in use – Cambridge
- Bên cạnh đó, ko thể thiếu các cuốn tổng hợp đề, lấy từ mới từ đó ra đã có 1 rổ luôn rồi J
Như mình đã nói, mình ko đặt nặng vấn đề tài liệu nên trong 1 tỉ thứ đc suggest trên mạng, mình đã tìm hiểu kĩ và chỉ mang lại có chừng đây. Quan trọng là bạn học thế nào.
Cách của mình nghe thì hơi phức tạp, nhưng rất vui J. Tất nhiên, với mấy cuốn sách mà mình suggest ở trên, thì cứ cố làm và luyện và luyện là coi như đã lăn đc 1 vòng bánh xe từ mới vào não rồi. Cái quan rtonjg là bạn đg đi đường trường, và bạn cần nhớ, cần DÙNG những từ đó trong cả 1 quá trình dài hơi. Mình có 1 cuốn sổ, sau này đc chuyển thể thành 1 tập giấy note ghi lại từ mới, có đánh số đàng hoàng (đánh số làm gì lát mình sẽ viết ạ). Trong đó có cách dùng của từ đó (vì 1 từ lẻ loi chả mang lại điều gì cho trí nhớ của bạn. Mình mua 1 cái bảng ghim, và ghim từ lên đó, để cứ ngẩng mặt lên là thấy từ =)).
Có mấy rules như sau:
- Học theo chủ đề, viết theo chủ đề sẽ dễ học hơn. Đừng chạy theo thành tích, cứ coi như mõi chủ đề là 1 lớp chiếu, bạn cuốnc hiếu thì tốt hơn là để cái kho từ vốn đã nông lại còn thủng lỗ chỗ.
- Mỗi từ ghi ra list nên kèm 1 ví dụ kiểu buồn cười 1 tí. Chứ đừng ôm nguyên cả cái ví du jtrong từ điển ra và hi vọng bạn sẽ nhớ nổi. Cái gì tự nghĩ ra, não bảo thế thì não sẽ nhớ thế. Bạn lại phải nhớ thêm cái vdu trong từ điển thì có phải mệt não thêm ko?
Kiểu như: enemy là kẻ thù chẳng hạn
Thì ví dụ của mình sẽ là: My bf’s ex gf is my worst enemy =)) hoặc cái gì đó funny và dễ nhớ hơn thế, để sau này nhìn thấy từ này là nghĩ về cái ví dụ và ale hấp, nhớ ra luôn nghĩa của từ đó. (ko phải từ nào cũng phổ thông như enemy đâu, ví dụ thôi nhé J )
- Luôn nhớ phải check quyển collocations để xem từ này dùng ntn. Sẽ tuyệt hơn nếu như bạn có thể tìm ra cách dùng mà tác giả dùng trong văn cảnh của bài đọc vì như thế thì chuẩn hết chỉnh rồi. Tuy nhiên, việc double check mọi thứ sẽ làm từ đó đc lăn thêm 1 lần bánh xe vào não (mình thích hình ảnh này lắm ạ!), nên sẽ nhớ dai hơn.
- Tại sao lại nên đánh số: vì trong 1 số trường hợp hãn hữu, khi bạn ko thể nhớ ra 1 từ nghĩa là gì, mà lại vô tình nhớ là nó ở trên 1 từ A, dưới 1 từ C, thì có khi bạn lại sực nhớ ra cũng nên. Cái này nghe thì vô tưởng mà lại luôn work với mình
VÍ dụ:
Gặp 1 từ khó kiểu như là gặp từ ‘chorology’ – chịu ko nhớ nó là tư gì. Nhưng nhớ là nó thuộc chủ đề mấy cái ogy ogy này, xong lại ở trên nó là từ abcdgy có nghĩa là A, từ dưới nó là zyzgy có nghĩa là B -> thế là oh lala, nhớ ngay tức thì ạ.
- Cái này quan trọng ạ: GHI ÂM! Ôi đến tận bây giờ mình vẫn còn thấy buồn cười hồi học vocab (mình học cả GRE và IELTS trong 1 giai đoạn). Bố mình có hôm cnhat ở nhà chạy sang: Ôi con học à? Bố tưởng nhà có khách =)). Là vì mình cứ ngồi thu âm như con dở hơi trong xó nhà. Cứ mỗi ngày, target của mình là làm và học được 40 từ mới. Sauk hi học và luyện trong sách, chép ra note rồi, mình sẽ ngồi thu âm. Cứ đọc lên thật to, và độc thoại với bản thân ví dụ như này ạ:
“aquatic” – ơ que tích – k – có nghĩa là mọc/ sống dưới nước (kiểu con lợn mọc dưới nước là con lợn bị ngu, thực ra là cây san hô cơ!): aquatic animals, aquatic vegetables, hoặc nghĩa thứ 2 là chơi ở dưới nước: e.g: aquatic sports
(ôi mình xấu hổ quá trích nguyên văn đấy ạ).
Cách này hiệu quả cực, self-taught cực kì funny luôn đặc biệt là khi bạn nghe lại những thứ ngu xi mình vừa nói ra haha. Bằng cách tư duy và học này, hơn thế nữa, mình còn học đc khả năng giải thích rất ok, mà sau này phục vụ mình cực tốt trong công tác giảng dạy ^^. Vì luôn phải tìm cách giải thích dễ hiểu mà ạ.
Và thế là, sau này khi vào phòng thi, gặp 1 từ trong list đó, bạn sẽ lục lại trí nhớ và ồ ạt những thứ độc thoại tưởng chừng ngớ ngẩn kia hiện về, hiệu nghiệm cực kì, lại còn cảm thấy thoải mái trong lúc làm bài nữa chứ :p
- Để phục vụ phần nghe, thì việc phát âm đúng là vô cùng quan trọng. Học từ, biết từ mà ko rõ người bản xứ ngta phát âm từ đó ntn thì việc bị miss thông tin khi nghe là tất yếu. Đó là cái lí do mà mình có quả : ơ – que – tích – k như trên đấy ạ. Vì nhiều khi người mình phát âm sai nh, đến lúc ngta nói đúng thì lại chả beiets ngta nói gì. Nên việc thu âm cũng lợi hại ở chô là bạn phải phát âm cho chuẩn (= việc check sound ở từ điển, tra phiên âm). Khi mà từ đó đã hằn lên não bạn 10 tỉ lần rồi thì việc vào phòng thi bạn nghe thấy từ đó rồi viết ra dễ như ăn kẹo là điều dễ hiểu thôi ạ.
- 1 phần thiết yếu tiếp theo, đó là nghe cái đống thu âm kia vào lúc nào?. Mình thường sẽ học nghe vào lúc đang rảnh rỗi, viết làm bài rồi sau đó thu âm. Bản thu âm đó sau khi học xong mình sẽ cứ cắm tai nghe vào nghe trong vô thức. Cứ nghe, nghe và nghe, nấu cơm nghe, rửa bát nghe, rút quần áo nghe, nghe 40 cái từ đó đi đi lại lại trong đầu, thậm chí lúc đắp mask cũng nghe nữa ạ. Sáng hôm sau súc miệng bằng cách ôn đi đảo lại 40 từ này và nghe lại để check. Ôi đến bh điện thoại mình vẫn còn vương lại 1 số file nghe mà thất kinh! Nhưng lại phục bản thân lắm ạ haha.
Đó là học chủ động. Tức là tự tìm, tự viết, tự học, tự đọc, tự nghe tự check. Bên cạnh đó, không gì bằng ứng dụng đúng ko nào? Nếu bạn còn tới hơn 3 thing để vào kì thi, hãy nhớ giúp mình phải tận dụng tối đa thời cơ để ngồi viết, nói những từ mới học thành những câu, những đoạn cụ thể khi bạn học nói, viết IELTS, hoặc kể cả trng giao tiếp bt, email hay nhật ký. Hãy cho chúng “đất” trong bộ não của bạn hàng ngày. Hãy cứ đọc nhiều báo, xem nhiều film như trc đây bạn làm, rồi bạn sẽ ko chỉ thêm đc từ vào đống note nhì nhằng kia, mà sẽ cảm thấy vui thật là vui khi gặp 1 từ mới toe mà mình lại biết nghĩa rồi. Hãy thử 1 lần đọc Harry Potter bằng tiếng Anh, đọc báo BBC, CNN hay The Economists thay vì mấy cái báo hàng ngày toàn lá cải, để đc tập thể dục cho não bằng việc hấp thu và tiêu thụ thứ ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới này. Bạn sẽ thấy những từ hàng ngyaf bạn dùng chả mấy khi đc ngta viết vào trong sách, mà toàn là những thứ bạn “sắp sửa” đọc và học thôi ạ. Vì thế nên không khó hiểu khi examiners sẽ cực chán ghét bạn nếu cứ dùng mãi những từ đơn giản hàng ngày trong khi bạn đang tham dự 1 kì thi chuẩn hóa quốc tế^^.
Advanced words are easy to find, they’re just around you dears ^^.
- Cách brainstorm ý tưởng (phục vụ cho nói và viết)
Tại sao mình lại muốn dành riêng cho bạn này 1 phần? Thực tiễn đã cho mình thấy mấy gạch đầu dòng sau:
- Nhiều sv của mình cứ nằng nặc: “ Cô ơi em ko nghĩ ra gì để viết????” khi bị điểm thấp hoặc ko làm đc bài
- Mọi người cứ cho rằng ý tưởng là số 1 trong writing và speaking, thực ra ko phải thế.
- SV của mình trong giờ thi writing dành khoảng 30% thời gian để hì hục nghĩ xxem viết cái gì. Đấy là còn may, có nhiều bạn mất cả giờ để vừa viết vừa nghĩ vì chả hiểu nên bắt đầu từ đâu và outline thì thậm chí trong đầu các bạn ý chỉ mang ý nghĩa lý thuyết.
Trong khi sự thật là bạn chỉ có 1 tiếng cho 2 task viết và vài phút cho việc thi nói. Nếu như quá lăn tăn chuyện viết gì thì làm gì có thời gian mà viết cho hay nữa. Sự thật thứ 2 là nội dung bạn viết chỉ là 1 trong 4 tiêu chí chấm thi [Task response (trả lời trúng đích), Coherence and cohesion ( sự mạch lạc), Lexical resource (từ vựng) và Grammar (ngữ pháp)]. Bất kì sự đối xử hoành tráng nào với ý tưởng cũng sẽ gây những bất công ko hề nhẹ với 3 tiêu chí còn lại.
Theo như kinh nghiệm của mình, lần 1 mình đi thi cũng loay hoay ý tưởng lắm, và kết cục là … quá tầm thường như cân đường. Trong khi lần 2 viết rất giản đơn thì lại đc tận 8 writing. Lí do là vì examiner chỉ quan tâm ý tưởng của bạn có thực sự lquan tới câu hỏi ko? Và chỉ thế thôi. Còn lại, họ quan tâm bạn phân bổ ý có ok ko, cách cấu trúc bài, cấu trúc đoạn, câu ra sao, sự linh hoạt giữa câu basic và câu complex, các ví dụ có relevant ko. Họ care tương đối nh tới từ vựng của bạn – đó là cái bạn cần phải đầu tư cực nh để “sánh ngang” đc với các nc nói TA khác cũng đang thi IELTS như bạn, và hãy đừng để tốn thời gian cho ý tưởng để đến lúc viết thành câu thì ngữ pháp sai tùm lum.
Chính vì lẽ đó mà mình đã dành hẳn 1 quỹ thời gian ko nhỏ để tìm ra cách hữu hiệu nhất cho bản thân. Và mục tiêu của mình là chỉ dành tối đa 5p để brainstorm ý ra nháp + outline.
Đây là những gì cơ bản nhất về cách brainstorm của mình, paste lại để bạn nào cần sẽ tìm đc ngay ạ:
1 vấn đề của writing chính là ideas, cái này wri với spk giống nhau. Cá nhân mình, có 3 tấm gương tham chiếu để mình brainstorm nhanh nhất: 1 là cá nhân – tập thể - tập thể to hơn (xã hội), 2 là về các khía cạnh trong đời sống (kinh tế, an sinh xã hội, rồi tâm lý cá nhân gì đó). Vấn đề nào cũng soi vào 1 trong 2 công thức trên mà tương ideas thôi :)).
Áp dụng cách 1 chẳng hạn: Kiểu như miễn phí giáo dục thì có hại. Đối với sinh viên thì của biếu là của ôi, ko mất tiền thì cứ bùng học tự nhiên. Đối với nhà trường thì miễn phí giáo dục sẽ mất 1 khoản thu dành cho các công việc business của trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở vật chất, rồi phụ thuộc vào trợ cấp sẽ dẫn tới những thứ mệt mỏi khi quá nhiều trường cùng miễn phí t0orng 1 nước; đối với xã hội to hơn thì là nguồn lao động tuonwg lai chất lượng có thể bị đe dọa, rồi thì miễn phí giáo dục tức là phải spare tiền các ngành khác để nuôi nó -> tóm lại là hại.
Áp dụng cách 2 nhé: có nên cung cấp giao thông công cộng free 24/7 ko chẳng hạn. Mình trả lời là không nên. Về mặt kinh tế thì tuy việc này giúp tiết kiệm tiền để dành cho các phương tiện khác: khỏi mua xe, khỏi tốn xăng, v.v nhưng mà lại tốn kém vô cùng: từ việc gia tăng số lượng để phục vụ free, rồi nhân công cho hoạt động triển khai, rồi cơ sở hạ tầng blab la tốn kém vô số kể. Lại còn 24/7 thì tiền overtime của từg đó nhân công, rồi thời gian bảo dưỡng máy móc sau mỗi lần chạy các kiểu thật khủng khiếp. Chưa kể số lượng ô tô xe máy đc ng mua mua ít đi cũng ảnh hưởng đến công nghiệp ô tô xe máy nữa. Về mặt an sinh xã hội thì đồng ý là sẽ giúp đc mọi ng đi lại dễ dàng hơn, giao thông ổn định hơn nhưng mà cứ nhìn thực tế xem ở VN bh mng prefer đi phương tiện cá nhân hơn vì nó linh hoạt. Trong khi phương tiện công cộng mà free thì chỉ tạo đk cho nhiều rối ren nảy sinh. Cứ nhì nvafo mấy cái cầu đường bộ với hầm đi bộ ở ngã tư sở thì sẽ thấy, thay vì việc giúp ng dân thì lại gia tăng nghiện hút ma túy, ổ cướp giật trong thành phố. Bh mà chúng còn đc lên xeb uýt free từ ngày sang đêm nữa thì ko hiểu an ninh bị ảnh hưởng ntn. Về mặt tâm lý cá nhân thì ok sẽ làm cho mng bình đẳng hơn nhưng mà nhiều mối lo hơn vì trc phải trả tiền để đi mà còn bị móc túi ầm ầm, giờ cao điểm lên xe khó như gì rồi, bh free 1 cái thì càng nhộm nhoạm và đông đúc hơn.
è Ý của bạn ko cần đúng, quan trọng là thuyết phục. Hãy luôn bao quát cả phía đối diện với bạn khi bạn ủng hộ 1 bên. Hãy đưa ra ví dụ mà vừa lquan vừa thực tế nhất để dễ biểu đạt và ai cũng có thể hình dung. Ngoài ra, hãy cố gắng đưa các từ hơi lạ lẫm (nhưng hợp lý) vào, và varies các cấu trúc câu. Bạn thắng. Dù cho ai đó ngoài kia có nh ý tưởng vĩ mô hơn bạn!
Tất nhiên ko phải ai cũng nhanh đc như thế ngay từ đầu, vậy thì bảo bối là đây ^^. List ý tưởng của bác Simon ạ: cứ học theo và quan trọng là thực hành theo nhiều thật nhiều, tổng hợp nó theo các công thức của riêng bạn thì càng tốt. Chả mấy mà bạn master những gì mình vừa viết đâu ^^. Có 24 topics phổ biến nhất trong bài thi IELTS Writing, ví dụ như Advertising, Education, Cities, Crime, Environment, Family… , mỗi topics lại được bổ nhỏ thành các đề mục như negative effects, positive effects, solutions…
Hãy download ở đây: https://app.box.com/s/6alnfxxqvqakeftnowi9
Và đừng quên tham khảo blog của Simon ở ielts-simon.com nhé. Nhưng nhớ là ông ấy là ng Anh, đừng ép mình quá. Cái gì hay thì học thôi ạ. Vì ng giỏi thì thở ra đã giỏi rồi, mình mới chỉ đg tập tọe thôi J
Ngoài ra, để phục vụ cho việc thảo luận trong các essay, hãy tham khảo thêm mấy trang hay có discussion sau nhé: www.debate.org/ nytimes phần debate http://www.nytimes.com/roomfordebate hayhttp://idebate.org/ . Hãy dọcd dể xem người Anh ng Mỹ họ “cãi nhau” và “chém gió có-cơ-sở” như thế nào. Hãy làm cho mọi thứ tự nhiên nhất, bằng cách học từ những người tự nhiên nhất. Mình kì thị mấy quyển dạy writing của các bạn Trung quốc vì cứ … khiên cưỡng làm sao ấy.
Blog sau mình sẽ nói kĩ hơn về cách brainstorm cho từng dạng Essay và các link kèm theo. Sẽ lên sóng vào thứ 2 tuần tới. Mọi người đón đọc ạ.
Good luck.
No comments:
Post a Comment